Kết quả tìm kiếm cho "Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam huyện An Phú"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 13
Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước ta, được quy định trong Luật Di sản văn hóa từ 23 năm trước, tạo cơ sở pháp lý đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Là địa phương biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, huyện An Phú đã tích cực thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Qua đó, đã phát huy hiệu quả sức mạnh đoàn kết dân tộc, cùng xây dựng vùng đất đầu nguồn ngày càng phát triển.
Từ loại hình diễn xướng dân gian của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tại xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nghệ thuật sân khấu Dì Kê trở thành món ăn tinh thần độc đáo của cộng đồng DTTS Khmer An Giang, gắn kết với các dân tộc khác. Khi được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghệ thuật đặc sắc này càng có điều kiện phát huy giá trị.
“Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam TX. Tân Châu và huyện An Phú” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhằm quảng bá, tôn vinh giá trị đặc sắc của loại hình di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm Islam.
Tối 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp UBND huyện Tri Tôn tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh “Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang Thái Thúy Xuân đã đến dự.
Tối 18/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp UBND huyện An Phú tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh “Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam huyện An Phú” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các sở, ngành tỉnh và huyện An Phú, cùng đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số Chăm, người dân huyện An Phú đến dự.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước vừa yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Bà con nhiều làng Chăm tỉnh An Giang sống dọc theo dòng Hậu Giang hiền hòa, cũng mang tính cách hiền hòa, chất phác như phù sa. Một mùa Tết chịu tuổi (Roya Haji) sắp về, phủ đầy ước vọng bình yên, hạnh phúc, may mắn ở từng mái nhà, từng thánh đường, trong từng nụ cười…
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới, với 10 nghi lễ, lễ hội, nghệ thuật trình diễn…
An Giang là tỉnh có đông đồng bào dân tộc sinh sống, gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Địa bàn sinh sống của các dân tộc có sự đan xen. Sự đa dạng về dân tộc và sự giao thoa về văn hóa giữa các dân tộc làm cho An Giang mang sắc thái văn hóa đặc thù riêng của vùng đất Tây Nam Bộ.
Từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, tỉnh An Giang thực hiện rất quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Đến nay, An Giang chưa phát hiện trường hợp mắc COVID-19.
Lời Tòa soạn: Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở An Giang có bước phát triển khá tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ nét. Đặc biệt, công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số được quan tâm, góp phần xây dựng hệ thống chính trị các cấp ngày càng vững mạnh.